Tin nổi bật:
Đoàn Lãnh đạo Vĩnh Thuận thắp hương tại khu di tích Ranh Hạt nhân kỹ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất Đất Nước (30/4/1975 - 30/4/2025) | Đoàn Lãnh đạo Vĩnh Thuận thắp hương tại khu di tích Ranh Hạt nhân kỹ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất Đất Nước (30/4/1975 - 30/4/2025) | Đoàn Lãnh đạo Vĩnh Thuận thắp hương tại khu di tích Ranh Hạt nhân kỹ niệm 50 năm ngày giải phóng miền nam thống nhất Đất Nước (30/4/1975 - 30/4/2025) | Tập trung các giải pháp hiệu quả để thực hiện đạt các chỉ tiêu nghị quyết Đại hội nữa nhiệm kỳ còn lại | Hội nghị học tập triển khai, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Trung ương Tám, khóa XIII của Đảng và chuyên đề học Bác năm 2024 | Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tân Thuận đón nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang công nhân xã đạt chuẩn nông thôn mới | Tổ nghiên cứu chuyên đề công tác xây dựng chính quyền tiến hành khảo sát và làm việc trực tiếp với các xã, ngành chuyên môn | Làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông về xây dựng chính quyền điện tử | Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Thuận ra sức bảo vệ thành quả cách mạng góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển | UBND huyện sơ kết Chỉ đạo, điều hành của UBND huyện và tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 |
  • Đọc sách không chỉ là thói quen mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa tri thức, sáng tạo và phát triển
  • Ngày sách Việt Nam (21/4) là dịp chúng ta tôn vinh giá trị của sách, khơi dậy niềm đam mê đọc sách và lan tỏa ý nghĩa sâu sắc của việc đọc sách trong đời sống. Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới với khát vọng vươn mình mạnh mẽ, đọc sách không chỉ là thói quen văn hóa mà còn là giải pháp quan trọng để phát triển tư duy, nâng cao nhận thức và tri thức, góp phần xây dựng một Việt Nam trí tuệ, sáng tạo và hội nhập.
  • Đọc sách là hành trình khám phá tri thức, mở rộng tầm nhìn và nuôi dưỡng tâm hồn. Mục đích của việc đọc sách không dừng lại ở tiếp thu thông tin mà còn mang lại những giá trị sâu sắc cho cuộc sống. Mở rộng tri thức và hiểu biết. Sách là kho tàng kiến thức vô tận, từ khoa học, lịch sử, văn hóa đến triết học và nghệ thuật. Đọc sách giúp con người tiếp cận những ý tưởng mới, khám phá những chân trời chưa từng biết đến. Một cuốn sách khoa học có thể giải thích nguồn gốc vũ trụ, một cuốn tiểu thuyết có thể đưa ta vào thế giới của những nhân vật sống động, và một cuốn sách lịch sử có thể giúp ta hiểu rõ hơn về cội nguồn dân tộc. Những cuốn sách phân tích, tranh luận hoặc mang tính chất triết lý, giúp người đọc rèn luyện khả năng tư duy logic, đánh giá những vấn đề nhiều góc độ và đưa ra nhưng quan điểm riêng. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại thông tin tràn ngập thông tin, khi mỗi cá nhân cần có khả năng sàng lọc và xử lý thông tin một cách thông minh, sáng tạo. Những cuốn sách văn học, thơ ca hay tiểu thuyết khơi dậy sự sáng tạo, cho phép người đọc sống trong những thế giới tưởng tượng, trải nghiệm những cảm xúc đa dạng. Trí tưởng tưởng được nuôi dưỡng qua sách không chỉ giúp con người sáng tạo nghệ thuật mà còn trong việc giải quyết vấn đề thực tiễn. Sách về kỹ năng sống, tâm lý học hay truyền cảm hứng giúp người đọc hiểu rõ bản thân, đặt mục tiêu và phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, hay lãnh đạo, quản lý. Đồng thời những cuốn sách về đạo đức, văn hóa giúp bồi đắp nhân cách, xây dựng lòng trắc ẩn và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
  • Ý nghĩa của việc đọc sách không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn có ý nghĩa to lớn với sự phát triển của xã hội và dân tộc, đặc biệt Việt Nam đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đọc sách để nâng cao nhận thức và tri thức: trong thời đại toàn cầu hóa, tri thức là chìa khóa để cạnh tranh và hội nhập. Giúp mỗi cá nhân không ngừng cập nhật kiến thức, hiểu biết về các xu hướng toàn cầu, từ công nghệ, kinh tế thị trường. Một dân tộc với mỗi người dân đam mê đọc sách sẽ là một dân tộc giàu tri thức, sẳn sàng đối mặt với những thách thức của thời đại. Xây dựng tư duy sáng tạo và đổi mới: đọc sách giúp tư duy sáng tạo, khuyến khích con người nghĩ khác biệt và tìm ra những giải pháp mới. Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế tri thức, tư duy sáng tạo là yếu tố không thể thiếu để tạo nên những đôt phá trong khoa học, công nghệ và văn hóa. Bồi đắp văn hóa và bản sắc dân tộc: sách không chỉ là công cụ truyền tải tri thức mà còn là phương tiện lưu giữ và lan tỏa văn hóa. Đọc những tác phẩm văn học Việt Nam như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Bình Ngô Đại Cáo”  của Nguyễn Trãi,  “Số Đỏ” của Vũ Trọng Phụng, “ Đất Rừng Phương Nam”  của Đoàn Giỏi,…giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về lịch sử, con người và giá trị truyền thống của dân tộc. Đồng thời đọc sách nước ngoài giúp chúng ta tiếp thu văn hóa thế giới, từ đó làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Tạo dựng đồng cảm và kết nối cộng đồng: đọc sách đặc biệt là sách về tâm lý, xã hội hay văn học, giúp con người hiểu sâu hơn về cảm xúc, trải nghiệm của người khác. Sự đồng cảm này là nền tảng để xây dựng một xã hội gắn kết, nơi những cá nhân đều tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau. Trong một dân tộc đang vươn mình, sự đoàn kết và thấu hiểu là yếu tố quan trong để tiến bước vào kỷ nguyên mới.
  • Trong kỷ nguyên mới, khi Việt Nam đang nỗ lực để trở thành quốc gia phát triển, đọc sách trở thành một giải pháp chiến lược để phát triển con người và xã hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là sứ mệnh của cả cộng đồng. Đọc sách giúp phát triển con người toàn diện giúp mỗi cá nhân phát triển cả về trí thức, tư duy lẫn tâm hồn. Một con người toàn diện là một con người có kiến thức sâu rộng, tư duy sáng tạo, nhân cách cao đẹp và khả năng thích nghi với những thay đổi không ngừng của thế giới. Những con người như vậy sẽ là nền tảng để góp phần xây dựng một đất nước độc lập, tự chủ, tực lực, tự cường, phát triển, phồn vinh, hạnh phúc. Thúc đẩy giáo dục và đào tạo: đọc sách là một phần không thể thiếu trong giáo dục, từ trường học đến học tập suốt đời. Việc khuyến khích văn hóa đọc trong nhà trường, gia đình và cộng đồng sẽ giúp thế hệ trẻ hình thành thói quen tự học, tư duy độc lập và tinh thần cầu tiến. Đây là yếu tố then chốt để Việt Nam xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Góp phần vào khát vọng vươn mình của dân tộc: một dân tộc muốn vươn xa cần có những công dân giàu tri thức, sáng tạo và có tầm nhìn toàn cầu. Đọc sách giúp người Việt Nam không chỉ hiểu rõ bản thân, đất nước mà còn nắm bắt được những xu hướng, cơ hội trên thế giới. Từ đó, chúng ta có thể tự tin hội nhâp, cạnh tranh và khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
  • Để ngày đọc sách Việt Nam thật sự trở thành sự kiện ý nghĩa, mỗi người chúng ta cần hành động thiết thực. Hãy bắt đầu bằng việc dành thời gian đọc sách mỗi ngày, dù chỉ 20-30 trang sách. Các gia đình có thể tổ chức những buổi đọc sách cùng nhau, khuyến khích trẻ em yêu sách từ nhỏ. Các trường học, thư viện cần tạo điều kiện để sách gần hơn với mọi người, tổ chức các sự kiện như hội sách, tọa đàm hay câu lạc bộ đọc sách. Đồng thời các cơ quan, tổ chức đẩy mạnh xuất bản những quyển sách chất lượng, đa dạng về nội dung để đáp ứng yêu cầu của đọc giả.
  •  Đọc sách không chỉ là thói quen mà còn là chìa khóa để mở ra cánh cửa tri thức, sáng tạo và phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên vươn mình, đọc sách trở thành giải pháp quan trọng để phát triển tư duy, nâng cao nhận thức và xây dựng một dân tộc trí tuệ, đoàn kết. Hưởng ứng ngày sách Việt Nam, hãy để mỗi cuốn sách để trở thành bạn đồng hành, dẫn dắt chúng ta hành trình chinh phục những đỉnh cao mới, góp phần làm rạng danh đất nước. Hãy cầm cuốn sách lên, đọc và cùng nhau viết nên câu chuyện vươn mình của dân tộc Việt Nam./.
    •  .                                                                       Huỳnh Ngọc Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Huyện ủy Vĩnh Thuận

Số lượt truy cập:

Trực tuyến:

NÉT ĐẸP VĨNH THUẬN